Mụn luôn là nỗi ám ảnh, băn khoăn đối với mọi cô gái. Nhưng có một loại mụn còn đáng sợ hơn cả mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn sưng,…vì tính chất dễ lây lan của nó. Đó chính là mụn gạo. Cùng tìm hiểu về cách trị thịt trên mặt với những biện pháp đơn giản và cực kì dễ làm theo nhé!
Nguyên nhân gây ra mụn gạo
Mụn gạo (còn gọi là mụn đầu trắng) là những nốt hay đốm nhỏ li ti với phần đầu nhô lên cao có màu trắng giống như gạo. Đây là loại mụn mà nhiều người đã gặp phải, phổ biến nhất ở lứa tuổi từ 11 cho đến 30. Thông thường, chúng xuất hiện ở những nơi như: mí mắt, má, trán, cằm và đôi khi là vùng nách và hai bên vai.
Mụn gạo xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau
Các chuyên gia cho rằng, để tìm ra cách trị mụn gạo trên mặt tốt nhất thì cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là các tác nhân điển hình gây ra tình trạng mụn gạo này:
Việc thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể: Mụn gạo dễ có thể xảy ra khi con người ta bước vào giai đoạn dậy thì. Ở phụ nữ nói riêng thì còn ở kỳ kinh nguyệt, mang thai hay dùng thuốc tránh thai.
Da sản xuất quá nhiều bã nhờn, da chết, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, từ đó làm phát sinh ra mụn.
Sử dụng những loại mỹ phẩm và đồ chăm sóc da không phù hợp trong một thời gian dài.
Mụn gạo có thể hình thành do nhiễm vi khuẩn P.acne sinh sôi ở trên mặt do tuyến dầu hoạt động mạnh.
Không khí bị ô nhiễm và bụi bẩn khiến da của bạn khi tiếp xúc sẽ chịu các kích thích da nhất định.
Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: uống nhiều cà phê, Thức khuya, ăn nhiều đường sữa,…
Căng thẳng từ áp lực của xã hội, công việc hay việc gia đình.
>> Sau khi đốt mụn thịt kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu tại đây
Các dạng mụn gạo thường gặp
Như trên đã đề cập, mụn gạo thường gặp nhất ở giai đoạn trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy loại mụn này có thể xuất hiện ở rất nhiều dạng đối tượng khác nhau. Mụn gạo có thể phân thành những dạng sau đây:
Mụn gạo sơ sinh: Hình thành khi tuyến mồ hôi ở trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Nếu 10 trẻ sinh ra thì đã có đến hơn một nửa trong số đó xuất hiện tình trạng này. Nhưng, sau một thời gian, mụn gạo sơ sinh sẽ tự biến mất mà không cần phải can thiệp điều trị.
Mụn gạo nguyên phát: Loại này có thể gặp nhiều ở trẻ em và người lớn.
Mụn gạo thứ phát: Loại mụn này thường gặp ở vùng da đã có tổn thương trước đó như bỏng hay do phát ban. Hình thành sau khi người bệnh sử dụng loại kem bôi da có chứa corticosteroid.
Mụn gạo dạng mảng: Tương đối hiếm gặp. Khi xuất hiện sẽ tập trung thành từng mảng khiến cho da sần sùi, đặc biệt nữ giới tuổi trung niên sẽ dễ gặp phải mụn này hơn so với độ tuổi khác.
Mụn gạo dạng multiple eruptive milia: Khá hiếm gặp phải, cũng tương tự như mụn gạo dạng mảng, chúng được hình thành từng đám nhưng sẽ tự biến mất sau đó vài tuần hay vài tháng.
Có nên nặn mụn gạo ra không?
Giống như những loại mụn trứng cá thông thường khác, việc cậy và nặn mụn không đúng sẽ khiến cho nốt mụn bị sưng, viêm hay nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn. Trường hợp mụn gạo càng không nên tác động bằng phương pháp này. Vì, mụn gạo không có nhân. Nếu cố nặn có thể sẽ khiến chúng để lại thâm, sẹo và lây lan ra những vùng da khác.
Có nên tự ý nặn mụn gạo?
Do đó, để tránh tình trạng mụn ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn hạn chế sờ, nặn mụn gạo. Thay vào đó, bạn lựa chọn những biện pháp khắc phục an toàn hơn, góp phần bảo vệ và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, tránh các biến chứng không mong muốn.
Cách phòng ngừa mụn gạo trên mặt
Mụn gạo ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi chỉ sau một thời gian. Tuy nhiên trường hợp mụn gạo hình thành do quá trình lão hóa da hay do sử dụng thuốc bôi da bị ảnh hưởng có thể kéo dài và rất khó điều trị mụn dứt điểm. Tình trạng này có thể khiến cho da mặt sần sùi, thiếu sức sống, gây mất thẩm mỹ. Do đó, bạn nên phòng ngừa nó ngay từ bây giờ.
Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình chăm sóc da để phòng ngừa mụn gạo cũng như những dạng mụn trứng cá khác:
Làm sạch da mặt: Tẩy trang, rửa sữa mặt là những bước chăm sóc cơ bản mà bạn không nên bỏ qua. Việc da mặt bị bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ lâu ngày khiến lỗ chân lông bít tắc là nguyên nhân chính khiến mụn hình thành.
Tẩy da chết: Ngoài việc rửa mặt hàng ngày, tẩy da chết hàng tuần cũng là một trong những bước không thể thiếu. Bởi, vi khuẩn và bụi bẩn có thể vẫn còn sót lại nếu bạn sử dụng sữa rửa mặt thông thường.
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Sử dụng kem, serum dưỡng ẩm cho da sẽ giúp cung cấp dưỡng chất phục hồi các tổn thương và hạn chế mụn gạo xuất hiện.
Xây dựng một lối sống lành mạnh: Bổ sung chất dinh dưỡng hạn chế dung nạp thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, ,…để bảo vệ cấu trúc của da, ngừa mụn trứng cá lẫn mụn gạo hình thành.
Chống nắng: Bạn nên chủ động bảo vệ da trước các tác hại của ánh nắng mặt trời. Lựa chọn sản phẩm chống nắng phù hợp với loại da, che chắn trước khi đi ra ngoài là cách tốt nhất để phòng ngừa mụn gạo
Mụn gạo là mụn không có nhân, là các u nang lành tính có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi. Do đó mà việc loại bỏ chúng cần nhiều thời gian và kiên nhẫn. Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp thông tin bổ ích đến với bạn đọc để tìm ra cách hết mụn gạo trên mặt tốt nhất.
Comments